Cơm văn phòng là mối quan tâm của nhiều người vì đây là bữa ăn mang lại nguồn năng lượng để cơ thể có thể duy trì cho hoạt động làm việc cả ngày dài, tuy nhiên trong thời đại mà ai cũng vội vã để hoàn thiện công việc thì những bữa cơm này thường không được chuẩn bị kỹ càng hoặc mọi người sẽ ăn đồ anh nhanh bên ngoài, lâu dần sẽ dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, làm ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, thậm chí còn có thể gây nhiều căn bệnh. Chính vì thế, hãy cố gắng dành chút thời gian để tự chuẩn bị những bữa cơm cho mình và gia đình nhé.
Mục đích của việc tự chuẩn bị cơm trưa mang đi làm là để bạn có thể tự chủ động nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể, đồng thời cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vậy nên đừng bỏ qua các dưỡng chất sau:
Chất đạm: Có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp, chất đạm hay còn gọi là protein là sự lựa chọn hàng đầu cho cơ thể. Khi cơ thể nạp đủ đạm, các tế bào cơ sẽ được xây dựng và làm việc một cách hiệu quả. Điều này giúp cải thiện chức năng đề kháng tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe. Đồng thời, việc cung cấp đủ đạm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Ngoài ra, chất đạm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đốt mỡ nhờ lượng cơ nhiều, mang lại vóc dáng khỏe mạnh cho bạn.
Tinh bột: Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Nó là một trong những nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất đối với con người. Tinh bột là nguồn năng lượng chính, được chuyển hóa thành glucose, sau đó được sử dụng làm nguồn năng lượng cho các hoạt động cơ thể. Bên cạnh đấy, não bộ của chúng ta cần lượng lớn glucose để hoạt động hiệu quả và tinh bột là nguồn cung cấp glucose chính cho não. Tinh bột thường có trong cơm, mỳ, bún, phở,....
Chất béo: Chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật, dầu thực vật và một số loại hạt. Chúng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, dầu ô liu, dầu đậu nành và hạt điều. Chúng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể bằng cách cung cấp năng lượng cho các cơ quan và tế bào. Theo nhiều nghiên cứu, chất béo giúp thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chúng ta chống lại các vi khuẩn, virus và bệnh tật. Đồng thời, chúng cũng được chuyển đổi thành glucid để cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất và tinh thần, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Khoáng chất và vitamin: Chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình chuyển hóa năng lượng - chuyển đổi thức ăn thành năng lượng sử dụng cho các hoạt động sống.Khoáng chất và vitamin kích thích quá trình tiêu hóa được hoạt động ổn định hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Cuối cùng, những chất này còn tăng cường hệ miễn dịch, làm cho cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
Ngày 1:
Cơm gạo lứt
Món mặn: Cá hồi áp chảo hành lá
Món rau: Rau củ luộc
Tráng miệng: Dâu tây
Ngày 2:
Cơm gạo lứt
Món mặn: Bò phi lê
Món rau: Bông cải xanh xào
Tráng miệng: Dưa gang
Ngày 3:
Cơm trắng
Món mặn: Cánh gà nướng
Món rau: Dưa leo xào nấm
Tráng miệng: Nho các loại
Ngày 4:
Cơm gạo lứt
Món mặn: Đùi gà chanh
Món rau: Ao sen xào đỗ tương
Tráng miệng: Táo nhỏ
Ngày 5:
Cơm gạo lứt
Món mặn:Thịt heo xào tỏi nấm kim châm
Món rau: Bông cải xanh xào
Tráng miệng: Một quả cam
Ngày 6:
Cơm gạo lứt
Món mặn: Bò xào đậu nành
Món rau: Rau củ xào
Tráng miệng: Dưa gang
Ngày 7:
Cơm trắng
Món mặn: Cá sốt cà chua
Món rau: Nấm xào khoai mỡ
Tráng miệng: Dưa chuột